Những ký ức hoài niệm không phải ai cũng biết và trải qua về chiếc iPhone đầu tiên ra đời năm 2007

Không nhiều người có may mắn để được trải nghiệm về một trong những bước tiến cách mạng của làng công nghệ di động thế giới này.

Ngày nay, khi nhắc đến một chiếc điện thoại, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một thứ nào đó có kích thước lớn, màn hình rộng. Tuy nhiên, thiết bị được nói đến sau đây còn “khó tả” hơn cả một chiếc iPod cũ. Thực ra, nói nôm na thì về cơ bản nó không khác gì một bản nâng cấp trực tiếp từ iPod thông thường cả.

Đó là một trong 3 đặc trưng nổi trội nhất được Steve Jobs giới thiệu tại MacWorld vào 9/1 năm 2007: “Một chiếc iPod màn hình lớn kết hợp công nghệ cảm ứng, một thiết bị điện thoại di động vượt trội, và một công cụ truyền tải Internet đột phá.” Tuy nhiên, điểm bất ngờ là đó không phải 3 thiết bị riêng biệt, mà lại chỉ nằm gọn hoàn toàn trong một thiết kế duy nhất.

Đây là chiếc iPhone có tuổi đời từ năm 2007 mà tôi đã dùng để đi du lịch, soạn thảo văn bản. Sau một thời gian dài bỗng tìm lại được nó trong nơi để đồ cũ, nó đã bị bao phủ bởi đầy những hình dán nghịch ngợm và lỗi một vài điểm màn hình, nhưng nhìn chung, hầu hết mọi chức năng vẫn hoạt động bình thường sau tận 10 năm đó.

Tôi đã dùng lại nó trong 1 tuần. Thẻ SIM của tôi không được máy chấp nhận, cho nên tôi chỉ dùng nó để truy cập kết nối Wi-Fi. Dù vậy, phải tự tay trải nghiệm lại chiếc iPhone đầu tiên này mới thực sự cho tôi thấy sự khác biệt lớn lao giữa gần 10 thế hệ iPhone, và thực tế về những bước tiến công nghệ dễ dàng bị người đời thờ ơ vì tính chất phổ biến nhanh chóng của nó.


Điểm khác biệt của năm 2007

Chiếc iPhone gốc đầu tiên được ra mắt tại San Francisco vào tháng 1 năm 2007, và sau đó 5 tháng đã lần lượt đến tay người tiêu dùng. Sau khi được nhà mạng AT&T phân phối độc quyền lúc bấy giờ, iPhone còn phải vật lộn cạnh tranh với Palm Treo 700, BlackBerry Curve 8300, Samsung Blackjack (chạy Windows Mobile) và Nokia N95. Với thiết kế độc đáo không có bàn phím vật lý, iPhone đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn của người dùng, dù còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng quả thật, sau 10 năm trở lại đây, chúng ta đã có thể dễ dàng nhận ra sự đúng đắn của công nghệ này.

Kích thước của nó khá nhỏ và không được mỏng manh cho lắm – trái ngược với xu hướng hiện nay. Các góc cạnh bo tròn vẫn còn khá quen thuộc, đi cùng với một lớp vỏ nhôm đen mờ mang tính chất cổ điển ban đầu.

Khi ấy, bạn sẽ phải cần đến một máy tính riêng có cài đặt iTunes rất nhiều trong quá trình sử dụng iPhone. Nó bắt buộc phải kết nối với một chiếc Mac để cập nhật hệ thống hoặc chuyển tải dữ liệu đa phương tiện hay sao lưu. Nền tảng dữ liệu đám mây – “Mobile Me” khi ấy – không phải là tiêu chuẩn tối ưu được trọng dụng. AppStore không có mặt trên danh sách ứng dụng, và tất nhiên iPhone đời đầu cũng không có vinh dự được tự do tải app theo ý thích về máy, mà chỉ “mắc kẹt” với những app mặc định của nhà sản xuất mà thôi.

Dù vậy, chiếc máy tôi sở hữu lại có AppStore vì nó đã được update lên iOS 3, dù hầu hết số ứng dụng đó không còn được phát triển và tồn tại đến nay nữa. Giờ đây, iTunes trên máy luôn tự “treo”, còn AppStore có thể cho phép xem và tìm ứng dụng nhưng download thì bắt buộc phải update lên iOS 8 – một điều bất khả thi trên chiếc máy này.

Chỉ có nhãn hiệu AT&T Edge hiện lên ở phần hiển thị dịch vụ sóng di động. Nếu chiếc iPhone này may mắn lắp được SIM thì nó cũng chỉ chạy được ở tốc độ 2G là tối đa, vì phải đến đời iPhone 3G năm 2008 mới hỗ trợ kết nối di động tốc độ cao.

Giới hạn tốc độ kết nối Wi-Fi cũng không thực sự nhanh, vì phần cứng của máy chỉ hỗ trợ ngưỡng thấp hơn. Safari vẫn hoạt động bình thường, nhưng chậm không tả được! Google, rồi CNET, các mẩu tin của họ phải đợi một lúc mới xuất hiện, còn NY Times và ESPN thì nay không còn tương thích với phiên bản Safari cũ nữa. Tất nhiên, tôi vẫn còn nhớ thời quá khứ khi chỉ cần nhìn thấy dấu hiệu kết nối mạng là đã vui mừng và háo hức như thế nào, dù cho tốc độ của nó có chậm đến đâu đi nữa. Ứng dụng Facebook cũng chạy được, nhưng tác vụ của nó xử lý lâu đến nỗi tôi còn uống xong một cốc café thì mới hoàn thành bước đăng xuất.

GPS không có nhưng Google Maps vẫn hiển thị thông tin gần đúng về các điểm Wi-Fi và tháp cao, và không có tính năng đồng bộ hướng, vì công nghệ này khi ấy chưa xuất hiện. Siri đương nhiên là cũng không có cơ hội góp mặt rồi, và Bluetooth cũng chưa đạt đến mức độ ứng dụng đa dạng trong hệ sinh thái công nghệ như hiện nay, do hầu hết chỉ dùng cho truyền tải âm thanh không dây.

Jack cắm headphone 3,5mm thì hơi kỳ quặc ở thời bấy giờ vì phần lớn các thiết bị khác trên thị trường được thiết kế với cổng cắm 2,5mm hoặc những định dạng riêng biệt khác của từng hãng. Do vậy, hốc cắm jack headphone được làm sâu vào trong thân máy hơn, khiến tôi từng phải mua thêm một bộ chuyển đổi tương thích cho chiếc tai nghe khi ấy của mình. Ít ra tính đến thời điểm hiện tại nó vẫn là tiêu chuẩn phổ biến.

Màn hình ư? Kích thước nhỏ bé chỉ đạt 3,5 inch, nhỏ hơn cả một chiếc thẻ tín dụng 4 inch. Màu sắc tái hiện trên màn hình cũng không thực sự hấp dẫn – dễ hiểu so với kỳ vọng của thế kỷ 21 so với một thiết bị có tuổi đời 10 năm. Góc nhìn không thực sự đủ rộng để theo dõi linh hoạt, vì chỉ cần nghiên máy một chút thôi là đã khó mà nhận thấy điều gì diễn ra trên màn hình rồi.

Camera cơ bản chỉ hỗ trợ chụp ảnh chứ không quay phim. Các tính năng tùy biến từ nhỏ đến lớn cũng không có, kể cả zoom số chứ còn lâu mới nói đến zoom quang học. Không đèn flash, không tiện ích chỉnh sửa ảnh, chỉ có chụp và giữ để gửi cho ai đó, tất nhiên là qua email chứ không phải tin nhắn quen thuộc. Camera trước chưa từng thiết kế, nên selfie thời bấy giờ là một khái niệm chưa ra đời. So với chiếc iPhone 7 Plus hiện nay ở khía cạnh này, có lẽ chúng ta có thể nghĩ ra được những từ ngữ lép vế nhất để miêu tả chiếc iPhone đời đầu kia.

Về phần các ứng dụng có sẵn, hầu như chúng đều không hoạt động đúng cách nữa. Youtube “màn hình nâu” huyền thoại không tải dữ liệu, email không đồng bộ được, và còn có lúc nó không thể kết nối được với Wi-Fi ở nơi làm việc của tôi. Đầy những lỗi vặt xảy ra liên tiếp.

Trỉa nghiệm soạn thảo văn bản thì khỏi nói, với màn hình 3,5 inch thì nhầm phím là chuyện thường tình. Do đó trước đây tôi thường tin tưởng vào tính năng tự sửa lỗi chính tả và thực hiện rất nhanh thao tác nhập chữ. Nhiều khi nhớ lại tôi vẫn tự hỏi không biết làm cách nào đã có lần tôi làm được cả một bài diễn văn trơn tru trên nó.


Dấu tích của thời gian

Cũng phải thôi, làm sao mà một thiết bị 10 năm tuổi có thể “cưa sừng làm nghé” như thời hoàng kim của mình được? Dù sao thì đây cũng thực sự là một bước ngoặt cách mạng của làng di động. Nói đến một vài ưu điểm thì chiếc iPhone này cũng dễ cầm nắm hơn nhiều với kích cỡ nhỏ gọn của nó, cho phép tôi thao tác chỉ với 1 tay dễ dàng; và cũng tạo nên một vẻ cứng cáp hơn, trong khi các máy hiện nay nhiều lúc có cảm giác mong manh dễ vỡ hơn nhiều.

Các phím vật lý cơ bản vẫn ở vị trí quen thuộc: phím Home, nút nguồn và jack cắm headphone, hai phím volume cạnh bên, và khe cắm sạc thiết kế riêng. Màn hình cảm ứng thời ấy thật sự là một sự biến chuyển bất ngờ với thế giới công nghệ, và độ nhanh nhạy vẫn luôn là tiêu chí được chăm chút kỹ lưỡng ngay từ thời điểm này. Chức năng nghe nhạc vẫn được thừa hưởng từ danh tiếng trước đó trên iPod, nhưng chỉ đi kèm có 8GB dung lượng lưu trữ, trong khi trên iPod có thể mở rộng lên đến 60GB hoặc hơn. Nhiều người từng mơ ước có một chiếc iPhone đủ bộ nhớ cho hàng ngàn bài hát định dạng chân thực nhất có thể của mình, nhưng rồi khi lựa chọn 128GB ra đời trong vài năm gần đây thì tiêu chuẩn dữ liệu đám mây cũng lên ngôi và chiếm ưu thế nhiều hơn.

Đáng lưu ý là tính năng ứng dụng chạy ngầm không hỗ trợ, do vậy nếu đang nghe nhạc mà ra khỏi giao diện ứng dụng bằng bất cứ hình thức nào, âm thanh sẽ tạm dừng ngay lập tức.


iPhone 7 Plus: “Con quái vật” đỉnh cao

Sau thời gian trải nghiệm hoài niệm lại những cảm giác xưa cũ đó, tôi lại trở về với chiếc iPhone 7 Plus của mình. Kích cỡ to lớn của nó phần nào khiến tôi vừa quen thuộc lại hơi bỡ ngỡ, nhưng độ mỏng thì khỏi chê về mặt tinh tế. Màn hình cũng cực sắc nét và rực rỡ, đi cùng tốc độ xử lý mạnh mẽ, không khác gì một chiếc máy tính thực thụ vậy. Không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào laptop, chỉ cần biết cách tận dụng nền tảng lưu trữ đám mây hiệu quả. Ngoài ra, còn có hàng loạt các thiết bị ngoại vi kết nối và ghép đôi khác sẵn sàng bổ sung chức năn toàn diện cho nhau.

Nhưng rồi tôi lại dồn ánh mắt về chiếc iPhone cũ kia, thứ đã đưa tôi đến tất cả những tiện ích của ngày hôm nay, từ kiểm tra tin tức, thời tiết gửi email cho đến nhiều tác vụ quan trọng khác. Nó thực sự là một điểm độc nhất giữa những BlackBerry hay Nokia. Không phủ nhận sự nổi bật của họ khi ấy, nhưng việc một chiếc iPod luôn thường trực từ lâu trong túi mọi người dường như còn phổ biến hơn cả, chưa nói đến iPhone sau này.

Like - Share - và cho tụi mình biết ý kiến của bạn bằng cách bình luận bên dưới nhé